Nitrat trong rau thủy canh là gì?
Nitrat (NO3) là dạng chất đạm hiện diện trong cây rau. Sử dụng lượng nitrat ít hoặc vừa đủ, giúp cho cây rau nhìn xanh, đẹp mắt.
Ảnh hưởng lượng nitrat (NO3) trong rau xanh:
Lượng nitrat có thể tích lũy trong mỗi loại rau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó liều lượng phân đạm sử dụng cho cây trồng được đặc biệt quan tâm. Sự có mặt của nitrat trong nông sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và dư lượng nitrat trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một độc chất.
Nitrat lần đầu được phát hiện như dạng độc chết tồn dư trong nông sản, gây hại sức khỏe con người trong năm 1945.
Nitrit không chế sự sinh sản của một số vi khuẩn hiếu khí, yếm khí và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai ở người.
Tồn dư nitrat trong thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp tính cản trở oxy, thiếu máu. Nếu để lâu dài chúng kết hợp với các amin tạo thành nitrosamin chính là chất gây ung thư.
Vì vậy nitrat trong rau ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, nên nó luôn được xem là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng rau quả.
Quy định hàm lượng Nitrat trong rau sạch:
Trong hoạt động thương mại quốc tế, các nước nhập khẩu rau tươi đều phải kiểm tra lượng nitrat trước khi cho nhập. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) giới hạn hàm lượng nitrat trong nước uống là 50 mg/l, hàm lượng rau không quá 300 mg/kg rau tươi.
Dưới đây là bảng Hàm lượng Nitrat (mg/kg sản phẩm theo tiêu chuẩn cua WTO)
Hàm lượng Nitrat cho phép trong một số loại rau quả theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO (mg/kg sản phẩm)
Loại cây |
Hàm lượng NO3 |
Loại cây |
Hàm lượng NO3 |
Dưa hấu |
60 |
Hành tây |
80 |
Dưa bở |
90 |
Cà chua |
150 |
Ớt ngọt |
200 |
Dưa chuột |
150 |
Măng tây |
200 |
Khoai tây |
250 |
Đậu quả |
200 |
Cà rốt |
250 |
Ngô rau |
300 |
Hành lá |
400 |
Cải bắp |
500 |
Bầu bí |
400 |
Su hào |
500 |
Cà tím |
400 |
Su lơ |
500 |
Xà lách |
1500 |
Nitrat lưu tồn trong rau quả do việc bón phân không cân đối gây ra. Đặc biệt là đối với cây trồng trong đất càng khó quản lý, chúng ta không thể cách ly hoàn toàn cây với nguồn nitrat trong đất. Nhưng đối với phương pháp thủy canh thì hoàn toàn có thể, chỉ cần thay dung dịch thủy canh bằng nước sạch 3 ngày trước khi thu hoạch thì có thể đảm bảo ngưỡng nitrat an toàn đối với sức khỏe con người.