Như các bạn đã biết khi trồng rau sạch theo mô hình thủy canh tại nhà, chúng ta thường sử dụng dinh dưỡng thủy canh chuyên dụng trong mô hình này. Trên thị trường hiện nay có 2 loại đó là dạng nước và dạng bột, thời gian trước đây dung dịch dạng nước được sử dụng phổ biến hơn. Nhưng thời gian gần đây các nhà nghiên cứu đã đưa ra công thức của dinh dưỡng thủy canh dạng bột. Dưới đây là những giới thiệu chi tiết của vật tư thủy canh chúng tôi về dinh dưỡng thủy canh dạng bột.
Thành phần chính của dung dịch thủy canh dạng bột:
PartA: NO3-N: 37,5g/l, Ca: 43,54g/l, K2O: 39,77g/l, Fe(EDTA): 0,98g/l
Part B: P2O5: 10,50g/l, Nh4-N: 2,00g/l, S: 6,68g/l, Mg: 5,00ppm , Mn: 394ppm, B:140ppm, Zn: 100ppm, Cu: 24ppm, Mo: 20ppm
Dung dịch thủy canh dạng bột bao gồm 2 loại HYDROLAND V và F dành cho rau ăn lá và cây ăn củ quả bao gồm một số lợi ích cơ bản như sau:
- Cung cấp đầy đủ thành phần dưỡng chất thiết yếu, giúp tối ưu quá trình sinh trưởng, phát triển đối với cây trồng.
- Thúc đầy cây trồng sinh trưởng mạnh, tăng cường khả năng kháng bệnh, cho năng suất cao.
- Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, không cần cách li Nitrat khi thu hoạch rau.
- Dinh dưỡng thủy canh dạng bột chứa đầy đủ các dưỡng chất đa lượng, trung lượng và vi lượng cần thiết cho cây trồng như trong dung dịch thủy canh.
- Hạn chế tối đa chi phí sản xuất rau. 1kg pha được 500 lít dung dịch tương đương 2 cặp dung dịch dinh dưỡng thủy canh (4 chai dung dịch A và B).
- Tối ưu hóa sinh tổng hợp chất hữu cơ, thúc đẩy nhanh quá trình sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất cây trồng, sản phẩm đồng đều, chất lượng cao, an toàn và không gây tồn dư Nitrat
- Tăng đề kháng, phòng ngừa hiện tượng vàng lá, còi cọc do thiếu hụt hoặc mất cân đối dinh dưỡng, phòng ngừa thối rễ, thối thân, cháy lá do mầm bệnh hại cây trồng.
- Là giải phát dinh dưỡng hữu hiệu đối với hầu hết cây trồng, nhất là thực vật trong giai đoạn phát triển ra hoa và đậu quả.
Cách pha chế dung dịch thủy canh dạng bột HYDROLAND V và F:
Cách pha dung dịch nước cốt
- Chuẩn bị 2 xô nhựa có thể tích mỗi xô trên 2 lít, lần lượt cho túi hỗn hợp A(có 2 gói) vào xô 1, cho túi hỗ hợp B(có 3 gói) vào xô 2. Rót nước lã sạch vào mỗi xô cho vừa đủ thể tích 1 lít, khuấy đều hỗn hợp cho tới khi hòa tan hoàn toàn.
- Rót xô 1 vào bình chứa 1 lít có ký hiệu Group A; rót xô thứ 2 vào bình 1 lít có ký hiệu là Group B, ta được 2 lít nước cốt. Cứ theo tỷ lệ như vậy, số lượng nước cốt cần pha thùy theo nhu cầu sản xuất.
Cách pha dung dịch trồng cây:
- Lần lượt pha loãng nước cốt Group A và Group B vào thùng chứa nước lã đễ tạo thành dung dịch trồng cây, tỷ lệ pha loãng như sau: cứ 1 lít nước cốt(gồm 0.5 lít Group A và 0.5 lít Group B) pha tương ứng với 200-220lít nước lã.
- Dùng bút đo TDS để kiểm soát nồng độ dung dưỡng, ngưỡng phù hợp cho rau ăn lá có thể dao động từ 700-1200ppm, giai đoạn cây còn nhỏ nên điều chỉnh ở nồng độ dinh dưỡng thấp hơn giai đoạn cây trưởng thành.