Nhắc tới dung dịch thủy canh hẳn không còn xa lạ đối với những ai đã và đang trồng cây theo phương pháp thủy canh. Dung dịch này đóng vai trò quan trọng trong quá trình trồng, vì vậy quá trình pha dung dịch cần tuân thủ theo một quy chuẩn nhất định, như liều lượng, nồng độ. Từ đó việc pha dinh dưỡng thủy canh cần có một số điều cần lưu ý, chúng ta có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Để có dung dịch thủy canh tốt cần đáp ứng những điều kiện nào?
Dung dịch dinh dưỡng thủy canh là hỗn hợp các vi chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết để nuôi cây phát triển. Sản phẩm dung dịch thủy canh chất lượng tốt cần phù hợp với đặc thù sinh trưởng của cây rau, cung cấp dưỡng chất tốt để rau sinh trưởng, phát triển nhanh, năng suất.
Thông thường, mỗi loại cây trồng sẽ phù hợp với một nồng độ dưỡng chất riêng cũng như tỷ lệ thành phần chất dinh dưỡng khác nhau. Vì thế, khi mua dung dịch thủy canh, bạn nên chọn mua đúng loại và pha theo đúng tỉ lệ để dung dịch phát huy cao nhất hiệu quả nuôi trồng rau củ. Cần đáp ứng những điều kiện sau:
+ Độ pH: giá trị pH thích hợp nằm trong khoảng 5.8 – 6.5. Nếu giá trị pH lệch ra khỏi khoảng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến rau trồng. Ví dụ pH trên 7.5 sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt khiến cây dễ bị úa vàng thân.
+ Độ dẫn điện: Giá trị độ dẫn điện (EC) tốt nhất là trong khoảng 1.5 – 2.5 dS/m. Nếu giá trị Ec cao hơn sẽ ngăn cản sự hấp thu dinh dưỡng. Giá trị Ec thấp hơn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức sống của cây
+ Tính dung hợp của các thành phần trong dung dịch: Nên tránh những kiểu pha chế có nhiều tạp chất như cát, đất sét, bùn… Bên cạnh đó, cũng cần tránh các công thức pha chế có chứa các muối không hòa tan hoặc kém hòa tan, chứa các chất tương tác với nhau tạo ra kết tủa.
Vậy những điều cần lưu ý khi pha dinh dưỡng thủy canh là gì?
Bạn có thể tự pha dung dịch thủy canh nếu có kiến thức về sinh lý cây trồng, các chất và hợp chất hóa học, sự kết hợp của các chất này. Và khi tự pha dung dịch thủy canh, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
+ Nguyên tắc kết hợp dưỡng chất: chú ý không để xảy ra hiện tượng góc hóa học phản ứng chuyển đổi thành độc chất hay kết tủa.
+ Chọn nước phù hợp: Pha dung dịch thủy canh, nên sử dụng nguồn nước sạch, nước mềm, tránh dùng nước cứng chứa tạp chất. Nước máy, nước mưa hay các loại nước khác khi chưa pha dung dịch có ppm từ 100-200 là đảm bảo.
+ Độ pH hợp lý: PH của dung dịch phải phù hợp theo mỗi loại cây trồng (vì cây trồng ưa chua nên độ PH cần trong khoảng 5.5 đến 6.5).
+ Sau khi pha xong bạn nên sử dụng bút đo dinh dưỡng thủy canh ppm, bút đo ph để kiểm tra lại nồng độ dinh dưỡng của dung dịch, phù hợp theo mỗi loại rau trồng.
Nếu bạn không am hiểu về dưỡng chất trong dung dịch thủy canh thì tốt nhất nên mua các sản phẩm dung dịch thủy canh pha sẵn tại các cửa hàng nông nghiệp hay công ty chuyên về thủy canh, rau sạch, vừa đảm bảo chất lượng đạt chuẩn, vừa rất tiện lợi khi gieo trồng.