Phương pháp trồng rau thủy canh là phương pháp đang được phổ biến hiện nay ở các đô thị và khu chung cư nơi có điều kiện không gian hạn chế. Phương pháp thủy canh tiết kiệm diện tích trồng rau và cho năng suất cao. Bạn có thể tìm hiểu phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu tại nhà trong bài viết dưới đây.
1. Trồng theo thủy canh là gì?
Phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà là phương pháp trồng rau bằng dung dịch dinh dưỡng thủy canh.
Thủy canh có hai loại thủy canh hồi lưu và thủy canh tĩnh. Thủy canh hồi lưu được hiểu đơn giản là quá trình dung dịch được tự động bơm lên tưới cho rau tron ghệ thống thủy canh bằng máy bơm trong bồn chứa dinh dưỡng, dinh dưỡng thủy canh sẽ được bơm lên các ống trồng sau đó thu về bồn chứa ban đầu.
Thủy canh hồi lưu ở Việt Nam hiên nay có 2 loại phổ biến đó là công nghệ Thủy canh tưới ngập tràn (Được thiết kế bằng các ống nước tròn có thể mua tại các cửa hàng điện nước) và công nghệ Thủy canh NFT (thủy canh màng mỏng dinh dưỡng, chỉ có 1 lớp màng dinh dưỡng chảy qua ống trồng. Các ống trồng này là các ống vuông được thiết kế theo qui chuẩn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho rau phát triển.). Thủy canh NFT là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay nó được ứng dụng không chỉ ở qui mô nhỏ của gia đình mà hiện nay rau thủy canh được sản xuất trên qui mô lớn cũng bằng công nghệ này.
Mô hình thủy canh tĩnh
Thủy canh tĩnh là hình thức thủy canh mà bạn dùng dung dịch thủy canh ở trong chậu đã được pha sẵn và nuôi những cây giống trên đó, phương pháp này thì cần phải có thời gian khuấy nước nhiều hơn để rễ cây có oxy phát triển.
Phương pháp thủy canh hồi lưu trồng cây sẽ hiệu quả cao hơn so với thủy canh tĩnh do lượng dinh dưỡng trong thủy canh hồi lưu luôn đồng đều, lượng oxi luôn đảm bảo cho rễ cây. Và các bạn sẽ không phải mất nhiều công sức vì hệ thống tự động.
Mô hình thủy canh hồi lưu
– Các ống trồng được đặt trên các kệ sắt chắc chắn thông thường 1 giàn gồm 8-10 ống. Chiều dài các ống tùy thuộc vào diện tích của gia đình 3-6 m. Giàn trồng hơi dốc để dinh dưỡng từ đầu ống thoát dễ dàng.
– Thùng chứa dinh dưỡng các bạn có thể sử dụng các bồn lớn 300l ( bồn ngang Tân á ) hoặc các bồn loại nhỏ hơn 90-120 l.
– Hệ thống cấp dinh dưỡng là hệ thống các ống nhỏ được cấp vào từng đầu ống trồng.
– Máy bơm: Các bạn nên sử dụng máy bơm chìm với gia đình nên sử dụng công suất 40-60 W
2. Chuẩn bị dụng cụ trước khi tiến hành.
Để làm theo phương pháp trồng rau thủy canh bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
– Ống trồng thủy canh chuyên dụng.
– Rọ nhựa dùng để ươm cây con và đỡ cây trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển.
– Máy bơm dinh dưỡng
– Giá thể ươm cây chuyên dụng.
– Dinh dưỡng thủy canh
– Bút đo TDS để kiểm soát lượng dinh dưỡng pha theo tiêu chuẩn
– Dung dịch thủy canh: Dung dịch dinh dưỡng để sản xuất rau tìm mua rất dễ.
– Cây hoặc hạt giống rau: Các bạn nên trồng cây theo mùa vụ. Đối với mùa hè nên trồng các loại rau như: Rau muống, rau dền, xà lách, rau húng, mùi tàu….
– Các bạn nên có bút đo TDS để kiểm soát dinh dưỡng chính xác để biết khi nào nên thêm dinh dưỡng và thêm bao nhiêu là đủ.
3. Cách ươm cây con
Để trồng thủy canh được tốt ngoài hệ thống thủy canh thiết kế đúng theo tiêu chuẩn thì cây giống là phần rất quan trọng để tìm hiểu cách ươm cây giống tốt các bạn có thể tham khảo qua bài viết rất chi tiết của chúng tôi trước đây tại: Cách ươm cây giống trồng thủy canh
4. Pha dinh dưỡng và chăm sóc cây.
– Sau khi bạn đã ươm cây giống đủ ngày tuổi: Rau muống 2 tuần, các loại rau cải, xà lách…. 3-4 tuần thì bạn có thể tiến hàng đưa cây lên hệ thống và các lỗ trồng cây.
– Sau đó bạn tiến hành pha dinh dưỡng.
– Kiểm tra nồng độ dinh dưỡng thường xuyên: Khi cây còn nhỏ 5-7 ngày có thể kiểm tra 1 lần khi cây trưởng thành 2-3 ngày nên kiểm tra 1 lần vì thời điểm này cây hút dinh dưỡng rất nhiều. Mùa hè cũng nên kiểm tra nước thường xuyên hơn vì lượng nước bay hơi rất nhiều trong thời tiết nóng.
– Khi cây trồng trên hệ thống từ 20-35 ngày là có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch tùy vào loại cây và tùy vào mùa trong năm. Lưu ý khi thu hoạch rau muống nên cắt cách gốc 3-4 cm để sau 1 thời gian cây sẽ mọc cách nhánh mới, đối với ra dền cũng nên cắt ngọn để cây mọc nhánh khác.
5. Vệ sinh hệ thống.
– Sau khi thu hoạch nên tiến hành vệ sinh ống trồng và bồn chưa dinh dưỡng, tránh để các cặn bẩn lâu ngày trong bồn chứa là môi trường tích tụ nấm bệnh.
– Nếu có sâu bệnh trong qua trình trồng rau nên tiến hành bắt bằng tay hoặc có thể mua các loại thuốc trừ sâu sinh học.
– Sau mỗi vụ trồng cây các bạn sẽ rút được nhiều kinh nghiệm hơn, có thể ban đầu chưa làm quen với phương pháp trồng rau thủy canh nên còn nhiều bỡ ngỡ khó khăn nhưng khi bạn trồng rau loại hình này nhiều lần bạn sẽ thấy phương pháp trồng này rất dễ dàng và hiệu quả.