Giấy đo nồng độ PH trong dung dịch thủy canh là sản phẩm thông dụng và dễ sử dụng cho người dùng nhất, đồng thời giá thành cũng vô cùng hợp lý. Trước tiên chúng ta cần hiểu thế nồng độ PH là gì?
Độ PH là gì?
Độ pH nói chung có tầm quan trọng rất lớn cho cây trồng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Độ pH là thước đo cho biết tính axit hoặc độ kiềm có trong dung dịch nước. Thông thường nếu dung dịch mà có tính axit cao thì pH giao động trong khoảng từ 0 đến 6.9, còn nếu dung dịch có tính kiềm thì độ pH giao động trong khoảng từ 7.1 đến 14. Nước tinh khiết hoặc nước khử ion là trung hòa với độ pH 7.0
Giới thiệu về giấy đo PH cho dung dịch thủy canh
Giấy đo PH là các dải thử giấy được ngâm tẩm các thuốc nhuộm như: quỳ tím nhạy với pH, làm thay đổi màu sắc khi nhúng vào dung dịch thủy canh. Dải giấy sau đó sẽ được so sánh với thanh biểu đồ màu để xác định độ pH của dung dịch được kiểm tra, chúng sẽ cho biết khoảng nồng độ này là bao nhiêu.
Cách sử dụng giấy đo PH trong dung dịch thủy canh
Giấy quỳ tím đo độ PH
Giải đo PH: 1 – 14
Giá trị ph của nước bọt: ph = 6.6 ~ 7.5
Nước tiểu: ph = 6.0
Hãy cùng chúng tôi thực nghiệm đo PH cho dung dịch thủy canh ( đã pha loãng để nuôi rau ) và nước chanh.
Bạn hãy lấy 1 giọt nước của dung dịch và để lên bề mặt phẳng.
2. Hãy xé 1 miếng giấy đo PH và đặt lên giọt dung dịch cần đo, giấy sẽ thấm hút dung dịch ( Chú ý : Bạn không nên lấy nhiều dung dịch quá vì sẽ bị loãng chất thử có trong giấy đo PH, kết quả sẽ không chính xác)
3. Bạn đợi 1 chút (khoảng 10 giây ) và quan sát màu của giấy đo PH
4. Bạn mang kết quả so sánh với bảng màu và sẽ nhận được kết quả : Trong thực nghiệm này với nước chanh ( có tính axit thì độ PH là 4 )
Còn dung dịch thủy canh là 7 ( phù hợp để trồng rau).
Mỗi loại cây trồng sẽ phát triển tốt nhất ở một môi trường nhất định, có loại cây ưa axit, có loại cây ưa kiềm, đặc biệt đối với trồng rau thủy canh thì độ pH càng quan trọng hơn. Ngoài ra, ở mỗi loại cây trong từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau cũng phát triển tối ưu ở một môi trường nhất định.
Trồng cây thủy canh hồi lưu cần có giá thể để bảo vệ phần rễ cây, các giá thể thủy canh có thể là mùn cưa, vỏ trấu, xơ dừa,… chúng sẽ góp phần làm thay đổi độ pH của dung dịch thủy canh. Vì vậy, rất cần thiết phải thường xuyên đo và điều chỉnh độ pH.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.