Trái khổ qua rừng F1 hay còn gọi với cái tên quen thuộc đối với người dùng đó là mướp đắng, đây là loại trái rất có lợi cho sức khỏe chúng ta. Mướp đắng có tính hàng, với vị đắng, nhưng ai ăn được lại thấy vị rất ngon. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ hỗ trợ làm giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng đẹp hơn. Ngoài ra trái khổ qua rừng F1 này còn có tác dụng diệt một số loại virus và vi khuẩn, hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh nhân ung thư. Công ty cung cấp vật tư thủy canh CityFarm chúng tôi cung cấp tới người dùng các loại hạt giống khổ qua rừng F1 Trang Nông với nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại hạt giống khác hiện nay với tỷ lệ nảy mầm cao.
Thông tin về hạt giống khổ qua rừng F1 Trang Nông:
– Đóng gói: 20g/gói
– Sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, nhất là bệnh vàng lá, trồng được quanh năm.
– Thích nghi nhiều vùng khí hậu khác nhau. Trái màu xanh bóng, suôn, dài 18 – 20 cm, đường kính 4 – 6 cm, thịt dày, nặng 180 – 200 g, vận chuyển xa tốt.
– Đặc biệt không bị nứt trái vào mùa mưa.
– Thời gian bắt đầu thu hoạch 36 – 38 ngày sau gieo.
Những tác dụng của trái khổ qua rừng F1 đối với sức khỏe:
– Chữa bệnh tiểu đường
– Ổn định và giảm đường huyết
– Phòng chống ung thư
– Giảm cân
– Điều trị Gout
– Chữa nám sạm da, mụn nhọt
– Nấu nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy
– Chữa ho
– Chữa thấp khớp
– Chữa thấp
Hướng dẫn cách gieo trồng hạt giống khổ qua rừng F1:
Bước 1: Chuẩn bị
– Khay, chậu nhựa.
– Hạt giống mướp đắng rừng
– Đất mùn dừa chuyên trồng rau
– Bình tưới nước
Bước 2: Xử lý hạt giống
– Đổ đất mùn dừa vào khay, chậu cách miệng chậu 2cm
– Ngâm ủ hạt giống trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh) trong vòng 6 tiếng, sau đó đem ủ vào khăn ẩm. Qua 1 đêm hạt giống nứt vỏ thì đem gieo xuống đất. Mỗi chậu 2 – 3 hạt.
– Sau đó tưới nước, 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều muộn. (tránh tưới quá nhiều cây sẽ bị úng). Khi cây ra hoa không nên tưới trực tiếp vào hoa.
Bước 3: Cắm giàn
Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì bắt đầu cắm giàn. Cây mướp đắng rừng khi có tua cuốn thì rất mau lớn, có thể làm giàn kiểu chữ A, X hoặc để chúng leo bờ tường. Hoặc có thể tận dụng mắc lưới tường để mướp đắng leo giàn.
Chú ý: Sửa nhánh cho dây leo phân bố đều. Cần tưới nước giữ ẩm
Bước 4: Chăm sóc.
– Trồng cây trong chậu thì lượng sâu bệnh rất ít, bạn có thể bắt bằng tay. Nếu với lượng sâu nhiều bạn có thể dùng dung dịch nước tỏi để tưới 5 ngày/1 lần liên tiếp trong 3 lần.
– Tưới nước giữ ẩm thường xuyên
Bước 5: Thu hoạch
Sau 42 – 50 ngày là có thể thu hoạch, có thể chia ra thu hoạch nhiều lần. Chú ý: Tránh ảnh hưởng đến các quả chưa thu hoạch.